Xe đẩy (0)
Không có sản phẩm nào trong giỏ.
Mục lục [Hiển thị]
Việc thiết kế và lắp đặt ngôi nhà thông minh phải tuân theo một chuẩn nào đó. Đây gọi là các chuẩn truyền thông. Hiểu một cách đơn giản, tiêu chuẩn cho phép các thiết bị điều khiển thông minh tương tác được với nhau trong quá trình điều khiển, giống như nói chung một ngôn ngữ. Hãy cùng điểm mặt các tiêu chuẩn thông dụng hiện nay.
KNX là tiêu chuẩn smarthome được xây dựng từ năm 1990 tại Châu Âu. Khi mà người ta còn đang ngỡ ngàng với máy tính cá nhân thì ở Châu Âu đã có tiêu chuẩn về nhà và tòa nhà thông minh. Tiêu chuẩn này độc lập với phần cứng và phần mềm, nghĩa là cho dù công nghệ có phát triển đến đâu thì tiêu chuẩn là không thay đổi. Nó đảm bảo rằng các thiết bị KNX từ năm 1990 vẫn có thể giao tiếp và làm việc cùng với thiết bị KNX mới sản xuất ngày hôm qua và không có gì lỗi thời cả. Để làm được điều đó, KNX quy định chuẩn giao tiếp giữa các thiết bị thông qua các telegram, chỉ cần tuân thủ tiêu chuẩn, các thiết bị của các hãng khác nhau có thể giao tiếp và điều khiển trên cùng một hệ thống.
Nhờ tính ưu việt và sự nhất quán, tiêu chuẩn #KNX hiện nay đã trở nên phổ biến nhất thế giới và được công nhận là tiêu chuẩn nhà thông minh trên toàn cầu. Tiêu chuẩn KNX được quản lý bởi KNX Association, trụ sở tại Brussels, Bỉ. Hệ sinh thái thiết bị của KNX hiện nay vô cùng lớn mà không có tiêu chuẩn nào có thể so sánh được: 458 hãng sản xuất thiết bị theo tiêu chuẩn KNX với hàng vạn sản phẩm đa dạng. Có thể kể đến các hãng điển hình như: #ABB, #Siemens, #Schneider, #GreenControls, #Panasonic, #Daikin, #theben … Như thế có nghĩa là người sử dụng sẽ có nhiều lựa chọn thiết bị trên cùng một nền tảng tiêu chuẩn và không phải băn khoăn về việc các thiết bị có giao tiếp được với nhau không.
Mô hình kết nối và điều khiển nhà thông minh chuẩn KNX
Chuẩn KNX truyền thông trên đường cáp tín hiệu Twisted Pair. Nghĩa là truyền có dây chứ không phải không dây. Mặc dù KNX cũng có truyền dẫn không dây RF nhưng chỉ sử dụng trong trường hợp mở rộng tính năng hoặc điều kiện thi công không cho phép. KNX chú trọng vào truyền dẫn có dây nhằm khẳng định tính ổn định và bền bỉ của hệ thống chứ không chạy theo xu hướng không dây.
Zigbee là một giao thức mạng không dây xây dựng trên tiêu chuẩn IEE 802.15.4 của tổ chức Institue of Electrical and Electronics Engineers. Đây là một loại sóng có tần số ngắn được áp dụng cho các ứng dụng giám sát và điều khiển. Sóng Zigbee không sử dụng nhiều điện năng và có thiết kế đơn giản nên giá thành và chi phí rẻ hơn nhiều so với mạng không dây cá nhân (WPAN).
Ưu điểm của hệ thống Zigbee là dễ dàng lắp đặt cho dù là công trình mới hay cải tạo lại hệ thống cũ sang hệ thống thông minh mới. Chi phí được coi là rẻ và phù hợp túi tiền với người tiêu dùng. Tuy nhiên, Zigbee là một tiêu chuẩn mở nhưng hệ sinh thái thiết bị lại rất khép kín. Khác với KNX, chỉ các thiết bị Zigbee của cùng một hãng mới có thể giao tiếp với nhau. Các thiết bị Zigbee của các hãng khác nhau hoàn toàn không thể nói chuyện được với nhau. Điều này dẫn đến việc khách hàng bị phụ thuộc vào một hệ sinh thái mà không có lựa chọn nào khác. Hãy hình dung bạn thuê một công ty 'abc' lắp đặt một hệ thống Zigbee cho nhà bạn. Một ngày xấu trời, hệ thống trục trặc, bạn gọi đến hỗ trợ kỹ thuật của công ty yêu cầu xử lý. Nhân viên tổng đài trả lời: "mong anh chị thông cảm, sau 3 ngày nữa kỹ thuật bên em mới qua kiểm tra cho anh chị được". Bạn sẽ làm gì trong 3 ngày chờ đợi đó? Gọi công ty khác đến xử lý ư? Không thể. Vì chỉ công ty 'abc' đó đã trói bạn vào hệ thống của họ rồi, công ty khác không thể giúp gì bạn vì họ hoàn toàn không hiểu hệ thống khép kín của 'abc' làm việc thế nào.
Zigbee là một chuẩn truyền thông không dây, chứ không phải là một chuẩn về nhà thông minh.
Đó là câu chuyện người dùng và nhà cung cấp dịch vụ. Điều quan trọng nhất: Zigbee là không dây và do đó nó bị hạn chế bởi việc phủ sóng và truyền dẫn. Zigbee không thể phủ sóng toàn bộ khu vực nhà do đó dẫn đến tình trạng thiếu ổn định khi vận hành. Khả năng truyền tải của Zigbee cũng giới hạn. Theo nghiên cứu, sóng Zigbee chỉ nên truyền tải đến khoảng 10 thiết bị trong một thời điểm. Nhìn chung, Zigbee chỉ phù hợp với diện tích nhỏ và không quá nhiều lớp tường cũng như số lượng thiết bị điện không quá nhiều.
Không dễ để đứng về phe nào trong cuộc chiến tiêu chuẩn nhà thông minh. Mỗi tiêu chuẩn có đặc điểm riêng của mình và phù hợp trong những tình huống khác nhau.
Nếu bạn có ngân sách rất hạn hẹp, nhưng muốn lắp đặt hệ thống thông minh, hãy chọn zigbee. Nếu bạn muốn cải tạo hệ thống điện cũ của nhà bạn sang hệ thống thông minh nhưng không muốn phải đục phá, chọn zigbee. Tuy nhiên, hãy sẵn sàng với những yếu điểm của zigbee đã nêu trên. Chọn zigbee giống như bạn mua một chiếc KIA Morning.
Nếu ngân sách dư dả, đừng e ngại quyết định KNX. Bạn sẽ có trải nghiệm tuyệt vời với KNX bởi tính linh hoạt và ổn định của hệ thống. Giống như bạn vừa mua một chiếc BMW vậy.
Share: